Bụi núi lửa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khí hậu toàn cầu?

1315731002_images1953007_anh_03
Những lớp bụi dày đặc từ tạo ra từ ngọn núi lửa đang làm cả Châu Âu khốn đốn.

Hậu quả kinh tế - xã hội của lần phun trào núi lửa này là điều không còn gì phải nghi ngờ. Tuy nhiên, trước những hậu quả ấy, người ta đồng thời đặt ra hàng loạt những câu hỏi: Vì sao khói bụi núi lửa lại “hung hăng” đến thế? Đến khi nào lớp khói bụi này mới lắng xuống? Rồi khói bụi núi lửa sẽ còn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người và kinh tế?

Vì sao khói núi lửa ảnh hưởng lớn đến như vậy?

Theo các nhà khoa học, việc khói bụi núi lửa lần này ảnh hưởng lớn đến như vậy có mối liện hệ mật thiết đến đặc trưng của khói bụi cũng như lực thổi của gió.

Một chuyên gia thuộc Sở nghiên cứu Địa chất nước Anh cho hay, Iceland nằm ở vùng biên giới giữa mảng kiến tạo châu Á và Bắc Mỹ, vì vậy, nham thạch từ khe hở này không ngừng trào lên. Đồng thời, ở trong lòng đất Iceland còn có một luồng nhiệt nóng chảy ngược lên đem theo những nham thạch ở dưới đất sâu.

Ngoài ra, ngọt núi lửa phun trào hôm 14 vừa qua nằm ở gần sông băng Eyjafjallajökull, vì thế trên miệng núi lửa bị bao phủ bởi các lớp băng. Ngày 20/03, núi lửa bắt đầu hoạt động. Khi đó, khói chỉ mới bốc lên ở những chỗ không có băng bao phủ. Đến ngày 14/04, ngọn núi lửa này mới chính thức phun trào từ dưới những lớp băng.

1330404766_images1953008_anh_04
Việc núi lửa phun trào từ dưới những lớp băng đã tạo nên những hạt nhỏ li ti như thủy tinh trong lớp bụi. Ảnh: CE.

Việc băng và lửa tiếp xúc đã khiến cho trong các lớp bụi núi lửa bị lẫn các hạt nhỏ li ti giống như những mảnh vụn thủy tinh. Những lớp khói bụi dạng này có thể làm tổn hại các cánh quạt cũng như động cơ của máy bay, vì vậy, các hãng hàng không Châu Âu không thể không hủy bỏ các chuyến bay.

Ngoài ra, kể từ ngày 14 khi núi lửa bắt đầu phun trào, thời tiết Châu Âu lại luôn có gió Tây Bắc. Chính những cơn gió này đã giúp cho những lớp bụi này “bay cao và xa hơn” khiến cho toàn thể Châu Âu bị chìm trong lớp bụi dày đặc vượt ra ngoài mọi dự đoán trước đó.

Không chỉ bao phủ khắp Châu Âu, lớp khói bụi được tạo ra từ núi lửa Iceland có thể sẽ ảnh hưởng đến các khu vực châu lục khác. Theo những thông tin mới nhất từ Cục khí tượng Hàn Quốc thì vào khoảng ngày mai, 20/04, bụi núi lửa ở Iceland sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Cục khí tượng Hàn Quốc cho biết, lớp bụi do núi lửa tạo thành theo luồng không khí đã lan rộng ra khắp bắc bán cầu. Tuy nhiên, khi đến bán đảo Triều Tiên thì khói bụi này sẽ có nồng độ thấp, các hạt băng cũng ít đi vì vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thời tiết và đường hàng không của nước này.

Bao giờ mới hết bụi?

61537532_images1953009_anh_02
Sự trợ lực của gió đã khiến cho lớp bụi tạo ra những tác hại vượt ngoài dự liệu. Ảnh: CE.

Cho đến khi nào thì ngọn núi lửa này mới ngừng hoạt động? Câu trả lời cho đến nay vẫn chưa thống nhất.

Iceland có hơn 100 ngọn núi lửa, trong đó có hơn 10 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động. Ngọn núi lửa phun trào vào hôm 14 vừa qua đã từng phun trào hai lần vào năm 1821 và 1823. Trong một bài báo đăng hôm 18 vừa qua, các nhà khoa học Iceland đã dự đoán rằng, lần phun trào núi lửa này có thể kéo dài trong thời gian ngắn, có thể chỉ vài giờ hoặc cùng lắm là vài ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học nước này không đưa ra bất cứ chứng cứ nào cho dự đoán của mình.

Sally Sena, một chuyên gia nghiên cứu về núi lửa thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên nước Mỹ thì cho rằng, hiện tại rất khó để dự đoán núi lửa ở Iceland sẽ tiếp tục phun trào trong thời gian bao lâu. So với lần phun trào năm 1821, lần phun trào này cũng bắt đầu từ phần trũng ở giữa của núi lửa, tuy nhiên, về cường độ cũng như thời gian phun trào có giống như lần trước hay không thì vẫn còn quá sớm để kết luận.

Seliverstov, phó giám đốc Sở nghiên cứu núi lửa và động đất thuộc Viện khoa học Nga cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông nói: “Thời gian phun trào của những ngọn núi lửa lớn thường không giống nhau. Có thể chỉ khoảng nửa giờ, cũng có thể phải vài tháng, thậm chí cả năm. Vì vậy, cho đến hiện tại vẫn chưa thể xác định núi lửa này sẽ phun trào trong bao lâu".

603797769_images1953013_anh_06
Các nhà khoa học vẫn chưa dự tính được núi lửa sẽ tiếp tục phun trào trong bao lâu. Ảnh: CE.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Iceland cũng cảnh báo rằng, rất có thể sau khi ngọn núi lửa này ngừng phun trào thì ngọn núi lửa Katla, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của Iceland cũng sẽ phun trào.

Bụi núi lửa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khí hậu toàn cầu?

Bên cạnh những vấn đề nêu trên thì việc bụi núi lửa có gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm biến đổi khí hậu hay không là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất.

Lớp khói bụi sinh ra từ sự phun trào núi lửa rất nhỏ và không nơi nào không xâm nhập được. Cảm nhận trực quan này đã được có những chứng cớ khoa học chứng nhận. Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học đại học Iceland, trong lớp bụi sinh ra từ núi lửa, có đến 40% các hạt cực nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, hơn nữa hàm lượng flo trong khói bụi là rất lớn.

Tom Beland một chuyên gia thuộc Sở nghiên cứu Y học môi trường cho rằng, đến khi lớp bụi từ trên không lắng xuống mặt đất, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Khi đó, những người dân ở vùng núi lửa phun trào sẽ gặp phải sự tác động từ các chất flo và lưu huỳnh trong bụi núi lửa, rất dễ dẫn đến các bệnh về mắt, mũi và họng.

225174827_images1953015_anh_01
Trong lớp bụi núi lửa có chứa nhiều flo và lưu huỳnh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: CE.

Ton Beland hy vọng rằng, lớp khói bụi này có thể nằm ở trên không trong thời gian dài, sau đó sẽ bị nước mưa cuốn đi.

Đối với vấn đề, liệu việc núi lửa phun trào có ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu hay không thì hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng khó có khả năng, hoạt động núi lửa ở Iceland sẽ làm khí hậu toàn cầu lạnh hơn như trường hợp ngọn núi lửa Tambora ở Indonexia năm 1815.

Theo nhận định của các chuyên gia, quy mô của lần phun trào lần này của ngọn núi lửa ở Iceland nhỏ hơn rất nhiều so với lần phun trào năm 1815 của ngọn núi lửa Tambora vì vậy sẽ khó có ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu toàn cầu.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét